Nguồn gốc và quy trình Khu vực băng xanh

Các khu vực băng xanh là những khu vực có nhiều tuyết biến mất dần bằng cách thăng hoa hoặc bởi tác động của gió hơn là tích tụ bởi lượng mưa hoặc trôi theo hướng gió,[2] dẫn đến sự xuất hiện của băng có màu xanh. Ở hầu hết lục địa Nam Cực, xu hướng ròng là việc tuyết tích tụ, nhưng ngoại trừ ở ven biển thì thường xảy ra hiện tượng tan chảy và các vùng băng xanh tập trung nhiều ở ven biển.[1] Sự thăng hoa này xảy ra với tốc độ tương đương 3-350 cm/năm và được cân bằng bởi suối băng, với tốc độ thăng hoa giảm dần theo độ cao[18] và tăng dần theo nhiệt độ. Mùa hè cũng làm tăng tốc độ thăng hoa, mặc dù nó hay xảy ra trong mùa đông.[19] Gió loại bỏ lớp tuyết phủ nằm trên bề mặt và thậm chí có thể quét sạch lớp băng mặt trên cùng, mặc dù sự tan chảy không thể thấy[20] và cách mài mòn cũng không thể thấy rõ ràng.[11]

Những khu vực như vậy tồn tại ngay cả ở những vùng lạnh nhất của Nam Cực,[2] và chúng đặc trưng bởi tốc độ gió trung bình cao và lượng mưa thấp.[17] Một khi chúng đã hình thành, bề mặt mịn màng ngăn tuyết tích tụ vì nó nhanh chóng bị gió thổi bay và màu xanh lam làm tăng sự hấp thụ của ánh sáng mặt trời, và do đó xảy ra hiện tượng thăng hoa; cả hai hiện tượng này đều có tác dụng là duy trì vùng băng xanh và vận chuyển không khí ấm khiến vùng băng xanh mở rộng theo chiều gió.[21]

Khu vực băng xanh là phổ biến ở vùng núi. Có lẽ do địa hình bề mặt không đều cản trở các dòng chảy băng nên đã tạo ra các điều kiện phù hợp cho sự phát triển các vùng băng xanh. Địa hình không đều không cần phải tiếp xúc với bề mặt để tạo ra các vùng băng xanh,[10] mặc dù chúng có ảnh hưởng đến địa hình bề mặt băng để tạo ra các vùng băng có màu xanh. Do đó, nhiều khu vực băng xanh hình thành khi độ dày băng giảm, điều này được cho là xảy ra trong thời gian gian băng[21] mặc dù lịch sử của các khu vực băng xanh trong quá khứ ít được biết đến. Những khu vực như vậy có thể không tồn tại trong thời kỳ băng hà khi lớp băng dày hơn.[8] Những thay đổi về tốc độ gió trung bình gây ra những biến động ngắn hạn trên vùng băng xanh. Sự nóng lên toàn cầu được dự đoán là sẽ làm giảm tốc độ gió trên khắp Nam Cực gây ra sụt giảm nhỏ trên bề mặt các vùng đất được bao phủ bởi băng xanh.[22]

Tuổi băng xanh

Tuổi của các khu vực băng xanh đặc biệt đã được suy đoán thông qua tuổi các thiên thạch được phát hiện, mặc dù việc phân bố các thiên thạch giữa các khu vực khác nhau thông qua những dòng chảy băng có thể khiến suy đoán ước tính tuổi sai. Các vùng băng xanh lâu đời nhất có thể lên tới 2,5 triệu năm tuổi[21] và băng của chúng khá cổ, với tuổi từ vài trăm nghìn năm ước tính trên cơ sở động lực dòng chảy băng và niên đại phóng xạ và sự phát triển của một địa tầng ngang. Điều này xảy ra là do băng bị chặn bởi các chướng ngại vật hoặc trôi với tốc độ tương xứng với tỷ lệ lạm phát.[18] Tuy nhiên, băng có tuổi trẻ hơn cũng đã được tìm thấy, chẳng hạn như vùng băng 250.000 tuổi tại Allan Hills và 75.000 năm tuổi tại dãy núi Yamato.[8]

Các loại băng xanh

Một số kiểu băng đã được xác định,[10] bao gồm hầu hết kiểu băng trên các vùng băng xanh.[17]

  • Dạng I hình thành từ gió đổi hướng bởi một địa hình cản nào đó và là loại phổ biến nhất của khu vực băng xanh[10] mặc dù chúng thường chỉ bao gồm một diện tích bề mặt nhỏ, so với ba loại khác.[17] Chúng thường dài gấp 50 - 100 lần khi địa hình chướng ngại cao, thường là một ngọn núi.[10]
  • Dạng II là các địa điểm mà gió katabatic càn quét tuyết ra khỏi bề mặt[10] cho đến khi băng xuất hiện.[17] Chúng hình thành trên thung lũng sông băng.[10]
  • Dạng III là băng ở địa điểm gió thổi trên các sườn dốc - hoặc thậm chí trên địa hình bằng phẳng - loại bỏ tuyết khỏi các bề mặt này.[17]
  • Dạng IV là kiểu băng do sự loại bỏ tuyết từ phần thấp nhất của lưu vực sông băng.[17]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khu vực băng xanh http://adsabs.harvard.edu/abs/1999RvGeo..37..337B http://adsabs.harvard.edu/abs/2001M&PS...36..807H http://adsabs.harvard.edu/abs/2003ChEG...63...93H http://adsabs.harvard.edu/abs/2005AntSc..17..225H http://adsabs.harvard.edu/abs/2014AnGla..55..129H http://adsabs.harvard.edu/abs/2016AGUFMPP31B2272K http://adsabs.harvard.edu/abs/2017Sci...357..630V //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/28818920 //dx.doi.org/10.1017%2FS0954102005002634 //dx.doi.org/10.1029%2F1999RG900007